Một số hình thức thực hành Thành_viên:Nhanvo

  • Mặc chiếu là phương pháp trong đó thiền giả buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi; buông bỏ tất cả mọi bận rộn về trí não, mọi niệm phân biệt. Tỉnh thức lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ. Không mong đợi bất cứ gì, cũng không trụ tâm vào điều gì.
Kinh Kim Cang có câu: Chư Bồ tát ma ha tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm. Nghĩa là: "Chư Bồ tát nên theo đây mà có được tâm tịnh: không dựa vào các sắc tướng, không dựa vào âm thanh, mùi, vị, cảm xúc, và vật chất để nảy sinh ý tưởng; phải nên không dựa vào đâu hết mà sinh tâm". Điều này cho thấy sự rèn luyện các tư duy khách quan là nên loại bỏ mọi thành kiến, kinh nghiệm, tri kiến hay cảm giác cá nhân để có được sự khách quan thanh tịnh của tâm thức.
  • Tham vấn thoại đầu hay công án (koan) Thoại đầu (những câu nói ngắn) hay công án (các mẫu đối thoại nhỏ) được thiền giả dùng để đặt hết tâm trí vào đó nhằm tìm ra chiết khúc bên trong. Những câu đối đáp hay câu hỏi thường không có một luật logic nào hết nhằm phá bỏ các chấp trước nảy sinh trong dòng suy tư của thiền giả. Khi giải quyết được thoại đầu hay công án này thì thiền sinh có thể giác ngộ. Thường chỉ khi nào thiền sinh đã đạt đến mức giữ được tâm ý không động loạn thì mới dùng đến phương tiện này.
    Công án được áp dụng đầu tiên bởi phái Lâm Tế vào thế kỉ thứ 10. Thí dụ về một công án là:
Có người hỏi thiền sư Triệu Châu (Zhaozhou): Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây đến nhằm ý chỉ gì?Triệu Châu đáp: Cây tùng trước sân.
  • Ngoài ra, trong Thiền tông không có một chừng mực hay phương pháp tuyệt đối nào. Thiền sư có thể dùng các phương pháp rất khó hiểu và kì lạ như là đánh, hét, ra dấu, mời ăn, uống trà, bịt mũi, hay lặng thinh để kích hoạt cho việc đốn ngộ của những thiền sinh đạt được mức độ chín mùi. Đó là cách mà các Thiền sư mượn làm phương tiện để chỉ hướng chân lý. Vài thí dụ điển hình là
Ðức Sơn Tuyên Giám (Ryutan Shoshin) (780-865) một đêm đứng hầu sư phụ là Long Ðàm Sùng Tín.Sùng Tín bảo: Ðêm khuya sao chẳng xuống?Tuyên Giám chào bước ra, nhưng lại trở vào, và thưa: Bên ngoài tối đen.Sùng Tín thắp đèn cầy đưa Tuyên Giám. Sư định nhận lấy đèn, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó sư ngộ, liền lễ bái. Có người hỏi thiền sư Duy Khoang: Đạo ở đâu?Duy Khoang đáp: Ở ngay trước mắt.Hỏi tiếp: Sao tôi không thấy nó?Sư trả lời: Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình nên không thấy.Hỏi: Vậy ông có thấy nó không?Đáp: Hễ còn bận nghĩ tới ta, ngươi đều không thấy.Hỏi: Khi không còn bận nghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy (đạo) không ?Đáp: Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì không ai hỏi Đạo ở đâu?
  • Đối với Đại Thừa, còn có những phương pháp thiền hiệu quả khác như Chỉ, Quán, Sổ, Tức
  • Riêng Kim Cương thừa có sự kết hợp thống nhất đặc thù giữa Chỉ và Quán, các hành giả có căn cơ thích hợp với phương cách này tu học theo nó sẽ nhanh hơn. Đồng thời, tùy theo người học trò, một thầy (guru) có thể thuyền thụ thêm các phương tiện Mật tông (như là Chú, Thủ Ấn, Mạn-đà-la hay các Tantra đặc thù khác. Để tiện cho người có thắc mắc muốn hiểu thêm theo dõi xin xem nguyên văn cách ngồi thiền tại trang A View on Buddhism